CeFi là gì? Đây là thuật ngữ được sử dụng để chỉ nền tài chính tập trung, bao gồm tất cả các thành phần từ tổ chức, thị trường, công cụ,… và hơn thế nữa. Theo đó mọi hoạt động tài chính được diễn ra đều sẽ phải thông qua các trung gian là những cơ quan hoặc tổ chức được ủy thác.
Câu hỏi CeFi là gì liệu có đủ sức khơi gợi mong muốn tìm hiểu từ bạn? Nếu có sao không thử dành ra chút thời gian để theo dõi các nội dung sắp tới đây từ Kênh Bitcoin?
Thuật ngữ CeFi là gì?
CeFi (Centralized Finance) là thuật ngữ được sử dụng để chỉ nền tài chính tập trung với các thành phần cơ bản như tổ chức tài chính, thị trường và các công cụ giao dịch. Điểm đáng chú ý của CeFi đó là mọi hoạt động được diễn ra đều phải thông qua các trung gian là những cơ quan hoặc tổ chức được ủy thác.
Nói cách khác, mọi loại tài sản, sản phẩm và dịch vụ ở đây đều sẽ được các bên trung gian được ủy thác chịu trách nhiệm quản lý. Họ cũng sẽ là bên sẽ chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động giao dịch được diễn ra dù là nhỏ nhất.
Nhìn chung đây là một mô hình tài chính được xây dựng dựa trên sự tin tưởng của người dùng vào các bên trung gian.
Với cơ sở dựa trên lòng tin như thế nhưng CeFi vẫn sở hữu thị phần tương đối lớn do đây là một công cụ vô cùng hữu dụng cho phép tiếp cận thị trường nhanh hơn các dịch vụ tài chính khác.
Ưu nhược điểm từ CeFi
Ưu điểm
- Cách thức vận hành và quy trình khá tương đồng với các mô hình tài chính truyền thống, tạo điều kiện cho người mới dễ dàng tiếp cận hơn.
- Khả năng bảo vệ pháp lý tương đối ổn định do các trung gian được ủy thác đều là những cơ quan hoặc tổ chức lớn, có uy tín.
- Hỗ trợ thực hiện việc giao dịch giữa các loại tiền điện tử khác nhau tương đối hiệu quả.
- Có các cơ chế hỗ trợ và bảo vệ người dùng từ chính các cơ quan hoặc tổ chức được ủy thác chịu trách nhiệm.
Nhược điểm
- Chịu sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các bên trung gian.
- Chi phí dịch vụ từ CeFi thường có giá tương đối cao do phải khấu trừ thêm các khoản phí phát sinh cho các bên trung gian.
- Do được quản lý bởi các bên trung gian, nắm giữ hoàn toàn mọi hoạt động và tài sản nên tồn tại nhiều rủi ro về tính minh bạch hoặc khả năng thao túng thị trường.
- Rủi ro bảo mật tương đối cao do mọi thông tin đều chỉ được lưu trữ bởi một đơn vị, tổ chức duy nhất.
Các sàn CeFi hoạt động như thế nào?
Cách mà các sàn giao dịch CeFi hoạt động tương đối giống với hình thức vận hành của các mô hình tài chính truyền thống, có thể mô tả đơn giản như sau:
- Người dùng bất kỳ tiến hành tạo tài khoản và xác minh KYC để có thể tham gia vào sàn giao dịch.
- Người dùng nạp tiền vào tài khoản để có thể tham gia mua, bán hoặc trao đổi tiền điện tử trên sàn, tiền nạp vào có thể là tiền pháp định hoặc tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum,…
- Khi người dùng muốn thực hiện giao dịch, sàn sẽ khớp lệnh mua và bán giữa các người dùng với nhau, tài sản của người dùng sau đó sẽ được lưu trữ lại trên ví sàn.
- Người dùng có thể yêu cầu rút tiền về ví điện tử cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng tùy ý.
Bên cạnh quy trình kể trên, người dùng cũng có thể yêu cầu vay tiền điện tử được các bên trung gian quản lý và phải trả một khoản phí lãi suất để vay. Khoản lãi xuất này sau đó sẽ được chính bên trung gian chuyển về cho các khách hàng đã gửi tài sản cho họ quản lý.
CeFi có gì khác với Defi?
Song song với khái niệm CeFi chúng ta còn một khái niệm khác trái ngược hoàn toàn đó là Defi dùng để chỉ nền tài chính phi tập trung. Để giúp bạn hiểu rõ hơn sự khác biệt sau đây là bảng so sánh nhanh hai khái niệm này:
Tiêu chí so sánh | CeFi | DeFi |
Khả năng quản lý tài sản | Được kiểm soát bởi các tổ chức tài chính tập trung | Người dùng tự quản lý tài sản và được đảm bảo bởi các hợp đồng thông minh |
Mức độ uy tín | Được xây dựng dựa trên sự uy tín của các tổ chức được ủy thác | Dựa trên tính minh bạch của các hợp đồng thông minh |
Tính thanh khoản | Cao hơn do có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư lớn và tổ chức | Thường thấp hơn do dựa vào cộng đồng và quy mô nhỏ hơn |
Phí giao dịch | Có mức phí cao do cần chi trả cho các trung gian | Thấp do không phải thông qua trung gian |
Mức độ rủi ro | Mức độ rủi ro cao do tài sản được tập trung quản lý bởi một bên duy nhất | Mức độ rủi ro thấp do quyền quản lý tài sản được phân tán đều cho các bên tham gia |
Dịch vụ | Cung cấp các dịch vụ tài chính truyền thống | Cung cấp các dịch vụ tài chính phi tập trung dựa trên hợp đồng thông minh |
Tốc độ giao dịch | Chậm do phải qua nhiều bước kiểm duyệt và xác minh | Nhanh do không cần qua trung gian |
Lời kết
Tới đây cũng là toàn bộ các nội dung mà chúng tôi có thể thu thập và chia sẻ được đến bạn xoay quanh câu hỏi CeFi là gì. Hy vọng chúng tôi đã giúp bạn hiểu thêm nhiều hơn về khái niệm này cũng như hẹn gặp lại trong những nội dung kiến thức về crypto mới tại Kênh Bitcoin.
Tôi là Tuấn Jonh, hiện đang là BD (Business Development) tại Kênh Bitcoin. Là người xác định và tiềm kiếm cơ hội đầu tư, tôi mong muốn là cầu nối hợp tác giữa Kênh Bitcoin và các cá nhân tổ chức tài chính trên thị trường.
Email: [email protected]