CEX là gì? Đấy là tên gọi chung cho các sàn giao dịch tập trung với vai trò là người trung gian giữa các bên mua và bán tiền điện tử. Các sàn này thường được quản lý bởi những cơ quan, tổ chức lớn, đảm bảo mọi tài sản từ người dùng tại sàn đều sẽ được kiểm soát chặt chẽ.
Liệu bạn có quan tâm đến những nội dung xoay quanh câu hỏi CEX là gì hay không? Nếu có đừng ngần ngại theo dõi các nội dung sắp tới đây cùng Kênh Bitcoin nhé!
Sàn CEX là gì?
CEX (Centralized Exchange) là tên gọi chung cho các sàn giao dịch tiền điện tử tập trung với vai trò là người trung gian đứng giữa giao dịch của hai bên mua và bán tài sản điện tử. Nói dễ hiểu thì đây là nơi bạn có thể tìm mua hoặc bán các loại tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum,… và hơn thế nữa.
Tuy nhiên không phải bất kỳ đồng tiền điện tử nào cũng có thể được tìm thấy ở đây mà cần phải thỏa mãn các yêu cầu từ chính sàn giao dịch. Mặc khác việc bạn muốn tham gia giao dịch ở các sàn CEX cũng cần phải đảm bảo tuân theo các yêu cầu bảo mật của sàn.
Các sàn CEX thường sẽ được quản lý bởi những cơ quan, tổ chức lớn và có uy tín, họ chính là những cá nhân sẽ trực tiếp hỗ trợ và giám sát quá trình giao dịch từ bạn. Bên cạnh đó những cá nhân này cũng có vai trò kiểm soát và bảo vệ cho tài sản của người dùng trên sàn.
Sàn CEX hoạt động như thế nào?
Cách mà các sàn CEX hoạt động chủ yếu sẽ xoay quanh cơ chế sổ lệnh (order-book) với quy trình hoạt động sẽ diễn ra như sau:
- Người dùng A tiến hành đặt lệnh mua hoặc bán cho một loại tài sản bất kỳ với mức giá mà bản thân mong muốn.
- Sàn giao dịch tiến hành xử lý thông qua hai mô hình khớp lệnh chính sau:
- Lệnh thị trường (Market order): Cho phép đặt lệnh mua hoặc bán tương ứng với thời giá hiện tại của thị trường và sẽ được khớp lệnh ngay lập tức.
- Lệnh giới hạn (Limit order): Cho phép đặt lệnh mua hoặc bán theo mức giá người dùng mong muốn, giao dịch được khớp lệnh khi đạt mức giá mong muốn.
- Giao dịch của người dùng A sẽ được khớp lệnh khi có người dùng khác tiến hành mua hoặc bán theo mức giá được đặt.
Ưu nhược điểm từ sàn CEX
Ưu điểm
- Tính thanh khoản cao do số lượng người sử dụng cùng lúc rất lớn mang lại khối lượng giao dịch cao, cho phép việc mua bán tiền điện tử được nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Thân thiện với đại đa số người dùng do có cấu trúc vận hành khá tương đồng với các sàn giao dịch chứng khoán truyền thống.
- Đa dạng dịch vụ và các loại lệnh như lệnh thị trường, lệnh giới hạn, lệnh cắt lỗ, giúp người dùng linh hoạt trong giao dịch hơn.
- Tính an toàn cao, đặc biệt là đối với những người mới, chưa có nhiều kinh nghiệm với thị trường cryto, cho họ một nơi uy tín để thực hiện giao dịch.
Nhược điểm
- Các dịch vụ và việc quản lý tài sản của người dùng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự quản lý từ các bên trung gian, là những cơ quan, tổ chức quản lý sàn.
- Tiềm ẩn một số nguy cơ bảo mật, có thể bị tấn công do việc kiểm soát tài sản đều được tập trung vào một đơn vị quản lý duy nhất.
- Người dùng phải chi trả một khoản phí nhất định cho mỗi giao dịch, con số này tăng dần lên tương ứng với giá trị của giao dịch được thực hiện.
- Việc yêu cầu bảo mật KYC dù quan trọng và cần thiết nhưng có thể phát sinh một số khó khăn và rắc rối đối với một số người dùng nhất định.
Sàn CEX và sàn DEX có gì khác nhau?
Hoạt động song song với các sàn CEX là những sàn giao dịch DEX (Decentralized Exchange), nơi cho phép người dùng thực hiện giao dịch mà không cần thông qua trung gian nào khác. Nhưng đấy chưa phải là khác biệt duy nhất và để giúp bạn hiểu rõ hơn, sau đây là bảng so sánh nhanh giữa hai sàn giao dịch này:
Tiêu chí so sánh | Sàn CEX | Sàn DEX |
Khả năng quản lý tài sản | Sàn giao dịch nằm quyền quản lý tài sản | Người dùng tự quản lý tài sản của mình |
Mức độ tin cậy | Phụ thuộc vào các tổ chức, cơ quan quản lý sàn | Dựa vào hợp đồng thông minh |
Tốc độ giao dịch | Tốc độ cao nhờ hệ thống tập trung | Tốc độ phụ thuộc vào mạng blockchain được sử dụng để thực hiện giao dịch |
Phí giao dịch | Có và thường khá cao | Có nhưng tương đối thấp |
Tính thanh khoản | Cao và ổn định nhờ lượng người dùng lớn | Bị phụ thuộc vào cung cầu trong pool thanh khoản |
Tính bảo mật | Tiềm ẩn nhiều nguy cơ do chịu sự quản lý từ một đối tượng duy nhất | Mức độ bảo mật cao do không lưu trữ tài sản tập trung |
Trải nghiệm người dùng | Tân thiện, dễ sử dụng cho người mớii | Khó sử dụng hơn đối với người mới |
Top sàn CEX hàng đầu 2024
Binance
Binance là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử lớn và phổ biến nhất hàng đầu thế giới ở thời điểm hiện tại với khối lượng giao dịch hàng ngày cực khủng.
Hơn thế nữa sàn Binance hiện đã hỗ trợ lên đến 350 loại tiền tệ điện tử khác nhau và đã có mặt ở nhiều quốc gia với hỗ trợ đến 40 ngôn ngữ khác nhau.
OKX
OKX cũng lọt top một trong những sàn giao dịch tiền điện tử hàng đầu hiện tại, đặc biệt nổi bật với các dịch vụ giao dịch phái sinh và hỗ trợ nhiều loại tiền pháp định.
Tính đến thời điểm hiện tại thì sàn OKX đã thành công vượt mốc số lượng người sử dụng cùng lúc lên đến 50 triệu người trên toàn cầu.
Bybit
Bybit là một sàn giao dịch chuyên về giao dịch phái sinh, đặc biệt nổi tiếng với hỗ trợ hơn 1000 loại tiền mã hóa và hơn 300 cặp giao dịch.
Bybit cũng cung cấp rất nhiều tiện ích cho người dùng và cũng là nơi cho phép người dùng thực hiện giao dịch với mức đòn bẩy cao lên đến 100 lần cho Bitcoin và 50 lần cho các loại tiền mã hóa khác.
Lời kết
Sau tất cả thì chúng ta cũng đã cùng nhau đi đến hồi kết cho các nội dung xoay quanh câu hỏi CEX là gì, hy vọng từ đây bạn có thể tự mình trả lời cho câu hỏi này. Cũng xin cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi và xin hẹn gặp lại trong các nội dung kiến thức về crypto mới tại Kênh Bitcoin.
Tôi là Tuấn Jonh, hiện đang là BD (Business Development) tại Kênh Bitcoin. Là người xác định và tiềm kiếm cơ hội đầu tư, tôi mong muốn là cầu nối hợp tác giữa Kênh Bitcoin và các cá nhân tổ chức tài chính trên thị trường.
Email: [email protected]