Cross-chain là gì? Tìm hiểu về mạng lưới Cross-chain trong DeFi

Cross-chain là một thuật ngữ dùng để chỉ hành động chuyển đổi tiền điện tử từ mạng lưới blockchain này sang mạng lưới blockchain khác. Từ đây vừa giúp tối vừa tạo thành mối liên kết giữa các mạng lưới blockchain với nhau.

Nếu bạn cảm thấy có hứng thú với chủ đề về Cross-chain thì sao không thử dành ra chút thời gian để theo dõi cho các nội dung sắp tới đây từ Kênh Bitcoin?

Cross-chain là gì?

Cross-chain là hành động chuyển đổi tiền điện tử từ mạng lưới blockchain này sang mạng lưới blockchain khác
Cross-chain là hành động chuyển đổi tiền điện tử từ mạng lưới blockchain này sang mạng lưới blockchain khác

Cross-chain (chuỗi chéo) là thuật ngữ dùng để mô tả hành động chuyển đổi tiền điện tử từ mạng lưới blockchain này sang mạng lưới blockchain khác. Nói theo cách hiểu khác thì đây là việc làm tương tự như chuyển đổi tiền tệ này sang tiền tệ khác ở thế giới thật.

Ví dụ đơn giản nếu bạn đang sở hữu Ether và muốn sử dụng nó trong mạng lưới của Bitcoin thì cần phải thực hiện wrap để biến thành WETH mới có thể sử dụng được trong mạng lưới của Bitcoin. Quá trình tương tự cũng sẽ được thực hiện nếu bạn muốn sử dụng token từ bất kỳ blockchain nào khác ở Ethereum.

Có thể thấy trong thế giới crypto, cross-chain có một vai trò rất quan trọng bởi đây chính là giải pháp cho phép tạo thành mối liên kết giữa các mạng lưới blockchain với nhau.

Cross-chain hoạt động như thế nào?

Cross-chain sở hữu cơ chế hoạt động thông qua hai sự kết hợp giữa hai yếu tố chính là Gateway và các hợp đồng thông minh
Cross-chain sở hữu cơ chế hoạt động thông qua hai sự kết hợp giữa hai yếu tố chính là Gateway và các hợp đồng thông minh

Theo tìm hiểu cross-chain sở hữu cơ chế hoạt động thông qua hai sự kết hợp giữa hai yếu tố chính là Gateway và các hợp đồng thông minh từ các mạng lưới blockchain muốn liên kết với nhau. Quá trình này có thể mô tả một cách đơn giản như sau:

  • Người dùng bất kỳ muốn thực hiện việc giao dịch giữa hai nền tảng blockchain với nhau và gửi yêu cầu của mình.
  • Hệ thống sẽ tiếp nhận các yêu cầu và thông tin từ người dùng để mã hóa và truyền qua các cổng nhằm thực hiện quá trình chuyển đổi tài sản.
  • Giao dịch được thực hiện hoàn tất, mọi thông tin về quá trình giao dịch sẽ được ghi nhận lại trên cả hai mạng lưới blockchain có liên quan.

Nếu bạn lo lắng về tính an toàn của quá trình chuyển đổi trên thì các cổng được sử dụng để chuyển đổi đều được sử dụng thuật toán mã hóa và giải mã do đó có thể đảm bảo được tính bảo mật cao nhất. Song song đó là toàn bộ quy trình giao dịch này cũng đều phải được thực hiện xác thực thông qua các node.

Lợi ích và hạn chế từ cross-chain

Thông tin lợi ích và hạn chế từ cross-chain
Thông tin lợi ích và hạn chế từ cross-chain

Lợi ích

  • Tăng cường tính liên kết giữa nhiều blockchain lại với nhau, tạo cơ hội để phát triển các ứng dụng khác hiện đại hơn và cũng tạo nên một thị trường tiềm năng với khả năng thanh khoản được mở rộng.
  • Cải thiện đáng kể tính an toàn và bảo mật, đem lại sự an tâm nhất định cho người dùng khi thực hiện chuyển đổi tiền từ mạng lưới này sang mạng lưới khác.
  • Đa dạng hóa môi trường giao dịch cũng như các loại tài sản mà một người dùng có thể sở hữu từ nhiều blockchain khác nhau với hạn chế rủi ro cao nhất.
  • Tiết kiệm đáng kể thời gian, chi phí thực hiện giao dịch do chỉ cần phải thực hiện các bước chuyển đổi đơn giản.

Hạn chế

  • Quá trình triển khai tương đối phức tạp do cần đảm bảo tính tương thích giữa các blockchain khác nhau, đây là một vấn đề không dễ thực hiện.
  • Tiềm ẩn nhiều rủi ro và lỗ hổng bảo mật do nhiều tính năng vẫn còn đang được phát triển cũng như phải phụ thuộc vào bên thứ ba để xác nhận giao dịch.
  • Hạn chế đáng kể trong việc tìm kiếm và khắc phục lỗi do cần phải làm việc và tương tác với nhiều blockchain khác nhau trong quá trình sửa lỗi.

Thông tin các dự án cross-chain nổi bật

Cùng tìm hiểu thông tin các dự án cross-chain nổi bật
Cùng tìm hiểu thông tin các dự án cross-chain nổi bật

Sau đây sẽ là thông tin nhanh về một số dự án ross-chain nổi bật ở thời điểm hiện tại mà chúng tôi muốn được giới thiệu cho bạn.

LayerZero

LayerZero là một giao thức tương tác đa chuỗi, được xây dựng để đơn giản hóa quá trình chia sẻ và truyền tải thông tin giữa các blockchain với nhau.

Dự án được được phát triển bởi LayerZero Labs và mang trong mình rất nhiều những ứng dụng tiện ích vô cùng chất lượng.

Wormhole

Wormhole là một ứng dụng đứng hàng đầu trong việc mang đến các giải pháp chuyển đổi tài sản từ các blockchain khác lại với nhau.

Ở thời điểm hiện tại Wormhole đã có sự phát triển hơn bao giờ hết khi đã hỗ trợ đến 30 blockchain khác nhau như Ethereum, Solana, Avalanche,…

Polkadot

Polkadot là một dự án đầy triển vọng khi được hứa hẹn sẽ mang đến những công nghệ mới và sự phát triển mạnh mẽ hơn cho blockchain.

Theo đó Polkadot tạo ra bởi Web3 Foundation cho phép các blockchain khác nhau có thể tương tác và chia sẻ thông tin với nhau, hướng đến khả năng mở rộng và cải thiện tính tương cho các mạng lưới.

Lời kết

Như vậy là chúng tôi cũng đã thành công chia sẻ được đến bạn toàn bộ những nội dung tổng quan và dễ hiểu nhất về thuật ngữ cross-chain. Hy vọng bạn thấy những nội dung lần này có ích và hẹn gặp lại trong những nội dung kiến thức về crypto tương tự tại Kênh Bitcoin.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *