FOMC (Federal Open Market Committee) là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong hệ thống tài chính của Mỹ và đóng vai trò chủ chốt trong việc điều tiết chính sách tiền tệ của quốc gia.
Bài viết này của Kênh Bitcoin sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách mà các quyết định của FOMC hình thành và ảnh hưởng đến các xu hướng kinh tế cũng như lý do tại sao các nhà đầu tư và nhà phân tích thường theo dõi sát sao các cuộc họp của FOMC để đưa ra quyết định đầu tư thông minh.
FOMC là gì?
FOMC (Ủy ban Thị trường Mở Liên bang) là cơ quan chủ chốt trong hệ thống Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve), chịu trách nhiệm điều chỉnh chính sách tiền tệ quốc gia. Được thành lập để kiểm soát lãi suất và quản lý cung tiền nhằm duy trì sự ổn định giá cả và hỗ trợ mục tiêu tối ưu hóa việc làm. Quyết định của FOMC không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế Mỹ mà còn có tác động rộng rãi đến các thị trường tài chính toàn cầu.
Thành phần của FOMC
Cấu trúc thành viên FOMC
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang FOMC bao gồm tổng cộng 12 thành viên:
- 7 thành viên đến từ Hội đồng Thống đốc của Cục Dự trữ Liên bang.
- 5 thành viên khác được chọn luân phiên từ 12 Chủ tịch của các Ngân hàng Dự trữ Liên bang khu vực.
Tất cả 12 chủ tịch của ngân hàng khu vực đều tham dự các cuộc họp của FOMC, nhưng chỉ có 5 người được quyền bỏ phiếu. Chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York luôn có mặt trong FOMC do vai trò quan trọng của ngân hàng này trong hệ thống tài chính Mỹ và việc thực hiện giao dịch trái phiếu.
Chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, hiện tại là John C. Williams, giữ vị trí cố định trong Federal Open Market Committee. Bốn vị trí còn lại được luân phiên hàng năm giữa các Chủ tịch của 11 Ngân hàng Dự trữ Liên bang còn lại. Các ngân hàng này được chia thành bốn nhóm:
- Cleveland và Chicago.
- Boston, Richmond và Philadelphia.
- Thành phố Kansas, Minneapolis và San Francisco.
- St. Louis, Atlanta và Dallas.
Vai trò của các thành viên Federal Open Market Committee
Các thành viên của Federal Open Market Committee được phân chia thành ba nhóm chính dựa trên quan điểm đối với chính sách tiền tệ:
- Chính sách Diều hâu (Hawks): Đây là nhóm ủng hộ chính sách tiền tệ thắt chặt, ưu tiên kiểm soát lạm phát và tăng lãi suất. Họ tin rằng việc tăng lãi suất có thể giúp giảm lạm phát và duy trì sự ổn định giá cả.
- Chính sách Bồ câu (Doves): Ngược lại, nhóm này ủng hộ kích thích kinh tế và giảm thất nghiệp. Họ thường ưu tiên giữ lãi suất thấp và thực hiện các chính sách tiền tệ linh hoạt để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
- Chính sách Trung lập hoặc Ôn hòa (Centrists hoặc Moderates): Nhóm này cân nhắc cả hai mục tiêu của chính sách tiền tệ, nhằm duy trì sự ổn định giá cả và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đồng thời.
Chức năng hoạt động của FOMC
FOMC hoạt động chủ yếu thông qua các cuộc họp định kỳ để quyết định các chính sách tiền tệ. Trong các cuộc họp này, các thành viên thảo luận về tình hình kinh tế, các dự báo tài chính và đưa ra quyết định về lãi suất và các biện pháp chính sách khác. Quyết định của FOMC có thể bao gồm điều chỉnh lãi suất, thực hiện các giao dịch mở rộng hoặc thu hẹp tài sản, nhằm quản lý cung tiền trong nền kinh tế.
Federal Open Market Committee cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các tuyên bố chính thức về chính sách tiền tệ, qua đó cung cấp thông tin cho công chúng và các thị trường về định hướng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang. Những quyết định này không chỉ ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế như lãi suất vay mượn và tỷ giá hối đoái mà còn tác động đến hoạt động của các market maker, những người đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thanh khoản và ổn định giá cả trên các thị trường tài chính.
Khi nào cuộc họp của FOMC được diễn ra?
FOMC tổ chức 8 cuộc họp định kỳ trong năm, nhưng cũng có thể tổ chức các cuộc họp bất thường khi cần thiết. Lịch họp năm 2024 như sau:
- 31 tháng 01 – 01 tháng 02
- 20-21 tháng 03
- 1-2 tháng 05
- 12-13 tháng 06
- 24-25 tháng 07
- 18-19 tháng 09
- 30 tháng 10 – 01 tháng 11
- 11 – 12 tháng 12
Tất cả các thông báo của FOMC được đưa ra vào lúc 2 giờ chiều theo Giờ Miền Đông Hoa Kỳ vào ngày thứ hai sau mỗi cuộc họp và ngay sau đó là cuộc họp báo của Chủ tịch FED Jerome Powell để giải thích về quyết định và chính sách của Federal Open Market Committee.
Những ảnh hưởng FOMC của nó đến thị trường tiền điện tử
Những quyết định và thông báo của FOMC có thể ảnh hưởng đáng kể đến thị trường tiền điện tử theo những cách sau:
- Tỷ lệ lãi suất: Khi FOMC tăng lãi suất, chi phí vay mượn tăng lên, làm giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Điều này thường dẫn đến việc giảm giá các tài sản rủi ro, bao gồm cả tiền điện tử như Bitcoin và Ethereum, cũng như các stablecoin như PayPal USD, USDT.
- Dòng tiền vào thị trường: Quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ của FOMC, như việc mua trái phiếu, có thể làm tăng giá các tài sản rủi ro. Trái lại, thắt chặt chính sách tiền tệ có thể làm giảm giá trị của các tài sản này.
- Tâm lý nhà đầu tư: Thông báo từ FOMC có thể tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Sự không chắc chắn về chính sách tiền tệ có thể tạo ra biến động trong thị trường crypto, với các nhà đầu tư có thể phản ứng thái quá.
- Lạm phát: Dữ liệu về lạm phát cũng ảnh hưởng đến quyết định của FOMC. Khi lạm phát tăng cao, FOMC có thể tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, điều này có thể gây áp lực giảm giá lên thị trường tiền điện tử.
Tổng kết
Trên đây là thông tin chi tiết về FOMC và những ảnh hưởng chính của nó đến thị trường. Hi vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của FOMC trong việc điều hành chính sách tiền tệ và ảnh hưởng của nó đối với thị trường tiền điện tử. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của Kênh Bitcoin!
Tôi là Quỳnh Alee, hiện đang là Researcher (Người phần tích, nghiên cứu thị trường) của Kênh Bitcoin. Với hơn 5 năm tham gia thị trường crypto, tôi đã có đủ kiến thức để hiểu về thị trường, dự đoán xu hướng, đánh giá và phân tích dữ liệu, dự án,… Hy vọng mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan nhất.
Email: [email protected]