Node là gì? Tìm hiểu chi tiết về chạy Note trong Blockchain

Bạn đang bắt đầu khám phá thế giới Blockchain và băn khoăn không biết Node là gì? Thực ra Node hoạt động như thế nào?

Hãy cùng Kênh Bitcoin khám phá khái niệm về node là gì và các bước cơ bản để vận hành một node trong bài viết dưới đây nhé!

Node là gì trong Blockchain?

Node là những thiết bị điện tử xung quanh chúng ta như điện thoại, máy tính xách tay
Node là những thiết bị điện tử xung quanh chúng ta như điện thoại, máy tính xách tay

Node chỉ mới trở nên phổ biến gần đây trong thị trường tiền mã hoá, nhưng thực tế nó đã xuất hiện từ rất lâu, gần như đồng hành với sự phát triển của mạng viễn thông và Internet.

Để hiểu một cách đơn giản, node là những thiết bị điện tử xung quanh chúng ta như điện thoại, máy tính xách tay hoặc bất kỳ thiết bị nào đang kết nối với Internet. Các thiết bị này có khả năng nhận, tạo ra và gửi đi thông tin.

Trong hệ thống blockchain, node đại diện cho tất cả các thiết bị tương tác và thực hiện nhiệm vụ, đóng vai trò cụ thể trong việc bảo trì mạng lưới blockchain, từ việc xác minh kết quả đến lưu trữ và quản lý trạng thái giao dịch.

Hơn nữa, các node cũng hoạt động như một cầu nối giữa các thành phần trong cấu trúc blockchain, giúp duy trì tính đồng thuận cũng như sự an toàn và bảo mật cho blockchain.

Ngoài ra, tính phi tập trung của blockchain được hình thành từ sự liên kết chặt chẽ giữa các node. Tất cả thông tin của blockchain đều được lưu trữ trên các node và sẽ được ghi vào block thay vì tập trung ở một máy chủ duy nhất.

Thêm vào đó, các node liên tục trao đổi và đồng bộ dữ liệu với nhau, từ đó đảm bảo tính liên tục của blockchain.

Phân loại Node thế nào?

Khám phá các loại Node
Khám phá các loại Node

Các node có nhiệm vụ nhận và phát tín hiệu giao dịch trên toàn mạng để đảm bảo hoạt động và bản chất của blockchain. Để thực hiện điều này, một loại node đơn lẻ không đủ để đáp ứng các đặc tính khác nhau của từng loại blockchain riêng biệt cũng như các chức năng của nó. Dưới đây là những loại node phổ biến hiện có trong các blockchain:

Full node

Full node lưu trữ toàn bộ dữ liệu của blockchain kể từ khi khối genesis bắt đầu hoạt động. Hầu hết các full node đều giữ lại toàn bộ thông tin của blockchain, điều này làm cho chúng trở thành những đơn vị xác thực giao dịch đáng tin cậy nhất trong hệ thống.

Ngoài việc xác thực giao dịch, các full node còn lưu giữ lịch sử giao dịch, đồng bộ hóa, sao chép và phân phối thông tin. Nhờ vào đó, các full node tạo ra một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy thông qua việc tuân thủ quy tắc trong quá trình thực hiện các chức năng của mình. Hiện tại, có hai loại full node đang tồn tại trên thị trường.

Pruned full node

Điểm nổi bật của một node đầy đủ cắt tỉa là bộ nhớ được giới hạn trước. Quá trình cắt tỉa bắt đầu khi node đã tải toàn bộ dữ liệu của blockchain và tiến hành xóa tất cả dữ liệu trừ metadata (để duy trì thứ tự) từ các khối cũ, chỉ giữ lại những mục gần đây nhất cho đến khi đạt dung lượng tối đa. Những node này không có bản sao đầy đủ của blockchain, do đó chức năng của chúng tập trung vào bảo mật hơn là lưu trữ.

Archival full node

Archival full node lưu giữ toàn bộ lịch sử giao dịch của blockchain
Archival full node lưu giữ toàn bộ lịch sử giao dịch của blockchain

Node này lưu giữ toàn bộ lịch sử giao dịch của blockchain, bắt đầu từ khối genesis. Đây là loại node phổ biến nhất và có thể được chia thành bốn loại: authority node, miner node, staking node và master node.

  • Authority node: Đây là những validator do cộng đồng bầu chọn, có trách nhiệm xác minh và duy trì tính liên tục của một blockchain nhất định.
  • Miner node: Trong các blockchain áp dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work, hầu hết các validator đều được gọi là miner. Vai trò của họ cũng là xác thực giao dịch nhưng họ cần giải quyết các bài toán phức tạp. Sau khi tìm ra lời giải cho bài toán, các miner sẽ nhận thưởng và thêm khối mới vào blockchain.
  • Staking node: Để tham gia vào quá trình xác thực trong các blockchain sử dụng cơ chế Proof of Stake, các validator phải đặt cọc một số tiền nhất định để có thể tham gia xác thực giao dịch.
  • Master node: Master node chỉ thực hiện chức năng xác thực giao dịch và duy trì các bản sao dữ liệu. Ngoài ra, chúng không tạo ra các khối mới.

Light node

Là loại node phổ biến thứ hai sau full node, các node này được thiết kế nhằm xử lý giao dịch và các hoạt động hàng ngày một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chúng chỉ được trang bị những dữ liệu cần thiết và phải dựa vào các full node để hoạt động.

Lightning node

Để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn mạng, các lightning node thực hiện giao dịch ngoài chuỗi thông qua các kết nối riêng biệt và ngoại tuyến. Sau khi hoàn tất, các giao dịch sẽ được thêm vào blockchain chính. Phương pháp này giúp tạo ra các giao dịch ngay lập tức với chi phí thấp, đồng thời làm giảm áp lực lên blockchain.

Supernode

Đây là loại node ít gặp nhất, các supernode được tạo ra theo yêu cầu nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt, chẳng hạn như triển khai các thay đổi hoặc duy trì các giao thức.

Nếu bạn là người mới đang tìm một nơi giao dịch tiền điện tử an toàn, hãy xem ngay các đánh giá tại trang Top sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Việt Nam.

Các bước cơ bản cần thực hiện trước khi triển khai node là gì?

Các bước cần thực hiện trước khi triển khai node
Các bước cần thực hiện trước khi triển khai node

Thuê VPS

Trước khi tiến hành thuê VPS cho mục đích chạy node, người dùng nên xem xét kỹ lưỡng các yêu cầu cấu hình tối thiểu của dự án.

Hiện tại, hầu hết các dự án Layer 2Layer 3 trên thị trường chỉ cần cấu hình từ thấp đến trung bình, tuy nhiên, các dự án Layer 1 thường yêu cầu cấu hình tối thiểu ở mức cao đến rất cao. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ về dự án mà bạn muốn triển khai để đưa ra quyết định phù hợp.

Ngoài ra, việc sử dụng VPS để vận hành node không phải là quy định bắt buộc, nhưng chúng tôi khuyên người dùng nên chọn VPS thay vì các thiết bị cá nhân cho việc này.

Nguyên nhân đến từ hai vấn đề, đầu tiên, việc vận hành node cần máy tính hoạt động liên tục, dẫn đến áp lực trong việc bảo trì phần cứng. Thứ hai, dù các blockchain hiện nay có độ an toàn cao, chúng vẫn có khả năng bị tấn công và các hacker thường sẽ nhắm vào các node đầu tiên.

Cài đặt các hàm cần thiết để chạy node

Khi đã có thông tin đăng nhập, người dùng hãy tiến hành đăng nhập vào VPS bằng cách sử dụng tổ hợp phím sau:

  • Windows: Nhấn Start + R, gõ CMD rồi nhấn Enter.
  • MacOS: Nhấn Command + Space, gõ Terminal rồi nhấn Enter.

Sau khi mở được CMD hoặc Terminal, người dùng hãy kết nối vào VPS theo cú pháp: ssh root@<địa chỉ IP>

Sau đó, bạn hãy nhấn Enter và gõ mật khẩu. (lưu ý: mật khẩu sẽ không hiển thị, vì vậy bạn cứ nhập như bình thường).

Tiếp theo, hãy cài đặt hàm tmux, đây là một công cụ cần thiết để VPS có thể hoạt động liên tục ngay cả khi bạn đã đóng Terminal hoặc CMD theo cú pháp: sudo apt install tmux

Khi đã cài đặt xong tmux, hãy nhập lệnh sau để VPS nhận biết rằng bạn muốn sử dụng tmux cho các nhiệm vụ sau này: tmux

Đối với các dự án, hầu hết chúng ta sẽ thấy việc khởi chạy node trở nên đơn giản nhờ vào những hướng dẫn có sẵn trong tài liệu.

Tổng kết

Qua bài viết này, Kênh Bitcoin hy vọng đã cung cấp cho độc giả cái nhìn tổng quát về node là gì cũng như hướng dẫn cách trở thành validator, từ đó đóng góp cho các dự án blockchain hiện tại và tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *