Proof of Work là gì? Đấy là cơ chế đồng thuận đầu tiên được tạo ra từ Blockchain và vẫn được sử dụng phổ biến ở thời điểm hiện tại. Theo đó cơ chế này cho phép tạo ra các khối giao dịch mới vào Blockchain, cho phép các miner cạnh tranh và nhận phần thưởng.
Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin hơn nữa về khái niệm Proof of Work (PoW) vậy sao không thử theo dõi các nội dung sắp tới đây từ Kênh Bitcoin?
Proof of Work là gì?

Proof of Work hay có thể viết tắt ngắn gọn hơn là PoW, đây là tên của cơ chế đồng thuận đầu tiên được thiết kế và phát triển trên Blockchain. Theo đó cơ chế này lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2009 trong tập sách trắng đầu tiên của Satoshi Nakamoto, người được biết đến là cha đẻ của Bitcoin.
Proof of Work sau đó được ứng dụng trên Bitcoin và được chấp nhận rộng rãi bởi cộng đồng không lâu kể từ thời điểm được công bố. Cho đến hiện tại thì đây vẫn là một cơ chế đồng thuận vô cùng phổ biến và được sử dụng cho rất nhiều dự án lớn nhỏ, cho phép chúng đạt được sự đồng thuận an toàn cao nhất trong môi trường tiền điện tử.
Một mặc khác Proof of Work cũng chính là nền tảng cho rất nhiều cơ chế đồng thuận khác, tân tiến và hiện đại hơn ra đời sau này.
Proof of Work hoạt động như thế nào?

Cách mà Proof of Work hoạt động về bản chất chính là xác thực cho bằng chứng làm việc của một cá nhân bất kỳ trong mạng lưới Blockchain. Từ đây dựa trên những thông tin đã xác thực để tiến hành trao thưởng cho các cá nhân có tham gia.
Nếu bạn muốn một mô tả kỹ càng hơn thì sau đây là quá trình mà Proof of Work hoạt động:
- Giao thức PoW tiến hành tạo thêm các khối giao dịch mới vào mạng lưới Blockchain.
- Các miner hay thợ đào sẽ cạnh tranh nhau để giành quyền xác thực bằng cách giải mã cá phương trình toán học phức tạp do Blockchain đưa ra.
- Cá nhân đầu tiên giải được phương trình và thành công có được quyền thêm khối mới sẽ nhận được phần thưởng dưới dạng tiền điện tử và phí giao dịch.
Tất nhiên không phải ai cũng có thể tham gia vào công việc khai thác kể trên mà chỉ có những cá nhân sở hữu những thiết bị có sức mạnh tính toán cao mới có thể tham gia vào. Lý do bởi cơ chế Proof of Work yêu cầu một lượng tài nguyên tính toán rất lớn đến từ các máy tính trên toàn cầu.
Vì sao Proof of Work lại quan trọng?

Kể từ thời điểm được xuất hiện cho đến hiện tại cơ chế Proof of Work vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong Crypto bởi nó giải quyết được những vấn đề sau:
- Tạo dựng cơ sở bảo vệ vững chắc cho mạng lưới khỏi các các cuộc tấn công bên ngoài, bắt buộc những bên thứ ba phải tiêu tốn nhiều tài nguyên nếu muốn tấn công được.
- Đảm bảo không hoặc ít ảnh hưởng đến khả năng khai thác của miner, cho phép bất kỳ ai chỉ cần có đủ sức mạnh tính toán là có thể tham gia.
- Đảm bảo thông tin từ tất cả người dùng đều sẽ được cập nhật một cách minh bạch và công khai theo đúng quy tắc của mạng lưới.
Ưu nhược điểm của Proof of Work là gì?

Ưu điểm
- Đảm bảo được tính bảo mật cao nhất do yêu cầu phải sở hữu khả năng tính toán rất lớn mới có thể tấn công.
- Đảm bảo tính phi tập trung, không một ai hay bất kỳ bên thứ ba nào có thể toàn quyền kiểm soát mạng lưới.
- Tạo động lực khai thác cho các miner khi giờ đây họ có thể xác minh tất cả các giao dịch hợp lệ để nhận phần thưởng tương ứng.
Nhược điểm
- Mức tiêu thụ năng lượng để hoạt động rất cao.
- Tốc độ xử lý giao dịch chậm hơn nhiều so với các cơ chế khác.
- Yêu cầu đầu tư nhiều để có thể tham gia khai thác.
- Nguy cơ tập trung hóa từ các miner có thể ảnh hưởng đến cả mạng lưới.
Lời kết
Tới đây cũng là toàn bộ những thông tin mà chúng tôi có thể tổng hợp được và chia sẻ đến bạn về khái niệm Proof of Work (PoW). Hy vọng nó sẽ có ích cho bạn và xin hẹn gặp lại trong những nội dung kiến thức về crypto khác tại Kênh Bitcoin.

Tôi là Tuấn Jonh, hiện đang là BD (Business Development) tại Kênh Bitcoin. Là người xác định và tiềm kiếm cơ hội đầu tư, tôi mong muốn là cầu nối hợp tác giữa Kênh Bitcoin và các cá nhân tổ chức tài chính trên thị trường.
Email: tuanjonh@kenhbitcoin.com