RGB Protocol là gì? Tìm hiểu về giải pháp thông minh trên Bitcoin

RGB Protocol là gì? Đây là một tập hợp của nhiều giao thức mã nguồn mở với khả năng giải quyết vấn đề mở rộng thông qua việc thực hiện các hợp đồng thông minh trên Bitcoin. Theo đó phương thức này được triển khai nhằm hỗ trợ việc quản lý các tài sản thật thông qua blockchain Bitcoin.

Nếu như bạn cảm thấy hứng thú với chủ đề lần này về RGB Protocol và muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin hơn nữa xin mời theo dõi các nội dung sắp tới đây cùng Kênh Bitcoin.

RGB Protocol là gì?

RGB Protocol là tập hợp của nhiều giao thức mã nguồn mở có khả năng cho phép thực hiện các hợp thông minh trên Bitcoin
RGB Protocol là tập hợp của nhiều giao thức mã nguồn mở có khả năng cho phép thực hiện các hợp thông minh trên Bitcoin

RGB Protocol là một giao thức hay nói chính xác hơn là tập hợp của nhiều giao thức mã nguồn mở có khả năng cho phép thực hiện các hợp thông minh trên Bitcoin. Những hợp đồng thông minh này sau đó sẽ được thực thi và xác thực ở bên ngoài chuỗi chính.

Chính nhờ cách tiếp cận kể trên mà giao thức này có thể giúp giải quyết vấn đề về khả năng mở rộng cũng như được hưởng các lợi ích bảo mật từ mạng lưới Bitcoin. Từ đấy mà giao thức này dần được sử dụng và khai thác nhiều hơn nhằm hỗ trợ việc quản lý các tài sản thật thông qua blockchain Bitcoin.

Thông tin chia sẻ thêm đó là giao thức này đã được phát triển vào năm 2016 và triển khai chính thức vào năm 2017 bởi Giacomo Zucco. Tuy nhiên nguồn cảm hứng tạo nền móng cho giao thức này lại đến từ Peter Todd trong nghiên cứu về xác thực phía khách hàng và con dấu sử dụng một lần.

Sau này Giacomo Zucco cùng cộng sự của mình là Maxim Orlvosk đã thành lập nên Hiệp hội Lightning Network để tập trung vào việc phát triển RGB Protocol.

RGB Protocol hoạt động thế nào?

Cùng tìm hiểu cách RGB Protocol hoạt động
Cùng tìm hiểu cách RGB Protocol hoạt động

RGB Protocol thực hiện việc triển khai các hợp đồng thông minh thông qua mô hình client-side validation tức mọi dữ liệu đều sẽ được lưu trữ ở bên ngoài các giao dịch. Nói cách khác hệ thống có thể tự do hoạt động Lightning Network mà không cần thay đổi giao thức này.

RGB Protocol cũng sử dụng cơ chế con dấu sử dụng một lần để xác định đầu ra của giao dịch Bitcoin được thực hiện. Bằng cách này giao thức sẽ cho phép người dùng có thể xác minh công khai tính độc nhất của một hợp đồng bất kỳ.

Một điểm đặc biệt cần chú ý ở giao thức này đó là không cần sử dụng blockchain để thực thi hợp đồng thông minh do đó sẽ không yêu cầu người dùng phải chi trả phí giao dịch. Ngoài ra RGB Protocol cũng cho phép tương tác thông qua giao thức Bifrost trên Lightning Network với nhiều tính năng khác nhau có thể được sử dụng.

Bên trên chỉ là các nội dung tóm lượt lại cách thức hoạt động của RGB Protocol bởi thực tế cách mà giao thức này hoạt động tương đối rất phức tạp.

Ưu nhược điểm của RGB Protocol

Thông tin ưu nhược điểm của RGB Protocol
Thông tin ưu nhược điểm của RGB Protocol

Ưu điểm

  • Giúp giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng và tính hiệu quả của mạng lưới Bitcoin.
  • Cải thiện đáng kể tính kiểm soát và quyền riêng tư cho người dùng thuộc mạng lưới.
  • Mang đến cơ sở bảo mật mạnh mẽ và uy tín hơn cho người dùng.

Nhược điểm

  • Không đảm bảo tính phi tập trung do yêu cầu số lượng người tham gia nhất định để xác minh phía khách hàng.
  • Gây nên các vấn đề không đáng có cho cơ sở hạ tầng blockchain, thứ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng mở rộng của mạng lưới.

Những câu hỏi khác về RGB Protocol

Cùng trả lời những câu hỏi có liên quan đến RGB Protocol
Cùng trả lời những câu hỏi có liên quan đến RGB Protocol

RGB sử dụng cho việc gì?

Ở thời điểm hiện tại giao thức RGB đã và đang được ứng dụng mã hóa tài sản, nhận dạng kỹ thuật số, khởi tạo NFT,… và nhiều ứng dụng khác nữa.

Điểm đặc biệt đáng chú ý đó là các ứng dụng kể trên từ giao thức RGB đều không cần đến sự can thiệp của một thứ ba nào khác.

RGB hỗ trợ loại token nào?

Giao thức RGB hiện đã hỗ trợ cho hai loại token chính đó là:

  • Fungible token với thông số kỹ thuật LNP/BP RGB-20.
  • NFT với thông số kỹ thuật LNP/BP RGB-21.

Ví nào có hỗ trợ RGB?

Theo như những thông tin mà chúng tôi thu thập được, ngay bây giờ chỉ có 3 loại ví điện tử là hỗ trợ cho giao thức này là MyCitadel, BitMask và Iris.

Có sàn giao dịch nào hỗ trợ RGB không?

Nếu bạn cần tìm các sàn giao dịch có hỗ trợ RGB thì hai cái tên lớn mà bạn cần chú ý là Bitfinex và HodlHodl, bên cạnh đó là Lightning hiện cũng đang được lên kế hoạch phát triển.

Lời kết

Như vậy là chúng ta cũng đã cùng nhau đi được đến hồi kết cho toàn bộ những thông tin mà chúng tôi có thể thu thập và chia sẻ được đến bạn về RGB Protocol. Hy vọng nó sẽ có ích cho bạn và xin hẹn gặp lại trong các nội dung kiến thức về crypto khác tại Kênh Bitcoin.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *