Tiêu chuẩn ERC20 là một tiêu chuẩn được sử dụng cho các token thay thế (Altcoin) được thiết kế và phát triển thông qua nền tảng công nghệ blockchain của Ethereum. Tiêu chuẩn này cung cấp cho các nhà phát triển một bộ quy tắc chung, từ đấy dễ dàng hơn trong việc triển khai các tính năng cho token.
Vậy bạn có đang tò mò, muốn tìm hiểu nhiều hơn về khái niệm tiêu chuẩn ERC20 hay không? Nêu câu trả lời là có xin đừng ngần ngại theo dõi các nội dung sắp tới đây cùng Kênh Bitcoin nhé!
Tiêu chuẩn ERC20 là gì?

Tiêu chuẩn ERC20 hay còn được viết đầy đủ là Ethereum Request for Comment 20, đây là một tiêu chuẩn kỹ thuật riêng dành cho token thay thế (Altcoin) từ nền tảng công nghệ blockchain của Ethereum. Nói cách khác các token muốn được được thiết kế và phát triển trên mạng lưới Ethereum phải sử dụng tiêu chuẩn này.
Theo đó các nhà phát triển khi muốn triển khai cho token của mình trên nền tảng công nghệ blockchain của Ethereum sẽ phải tuân theo một bộ quy tắc chung. Từ đây họ có thể lập trình cách thức hoạt động cũng như triển khai được các tính năng cho token của mình.
Tiêu chuẩn ERC20 lần đầu tiên được biết đến bởi Fabian Vogelsteller vào năm 2015 thông qua các nội dung đề xuất được gửi đến Github của dự án Ethereum. Thực chất cái tên ERC20 được sử dụng bởi đây là đề xuất thứ 20 được gửi đến.
Các tính năng của tiêu chuẩn ERC20

Như đã đề cập đến từ trước, tiêu chuẩn ERC20 cung cấp cho các nhà phát triển một bộ quy tắc chung để sử dụng và triển khai token của riêng mình. Đây có thể xem là những tính năng hoặc là những yêu cầu nhất định dành cho các nhà phát triển khi muốn xây dựng token từ công nghệ blockchain của Ethereum.
Những tính năng này bao gồm:
- Token Name: Tên của token được phát triển.
- Symbol: Ký hiệu rút gọn hoặc mã của token được phát triển.
- Decimals: Là quy định về chữ số thập phân có trong đơn vị của token, thường lên đến 18.
- Total Supply: Tổng nguồn cung hay tổng số lượng token tối đa có thể được tạo ra từ dự án.
- Balance Of: Chức năng thể hiện số dư trong một ví hay một tài khoản nhất định đang nắm giữ token.
- Transfer: Là hàm chuyển token, sử dụng để chuyển token từ ví của người dùng này sang ví của người dùng khác.
- Transfer From: Là hàm chuyển token, tương tự như Transfer nhưng cho phép tự động chuyển token sang một địa chỉ ví nhất định.
- Approve: Là hàm đối chiếu, cho phép giới hạn số lượng token có thể được chuyển đi khỏi ví của người sở hữu.
- Allowance: Là hàm dùng để kiểm tra số dư của người sở hữu, giúp hoàn trả lại một lượng token nhất định thông qua việc sử dụng Approve.
Trong đó 3 yếu tố Token Name, Symbol và Decimals là những quy tắc tùy chọn có thể tuân theo hoặc không nhưng 6 yếu tố còn lại là bắc buộc.
Bên cạnh đó, nếu như bạn có hứng thú trong việc tìm hiểu thêm các nội dung kiến thức khác, xin mời xem qua: Sec là gì, Uniswap V3 là gì, Meme coin là gì,…
Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn ERC20 là gì?

Tương tự như với nhiều tiêu chuẩn token thay thế (Altcoin) khác, tiêu chuẩn ERC20 cũng sở hữu trong mình những ưu nhược điểm cụ thể như sau:
Ưu điểm
- Cho phép thay thế lẫn nhau bởi các token theo tiêu chuẩn ERC20 đều sở hữu tính tương đối về giá trị, điều này đồng nghĩa bạn có thể sử dụng 1 token bất kỳ để đổi lấy 1 token mà vẫn đảm bảo giữ nguyên giá trị lẫn tính năng.
- Tính linh hoạt cao phép các nhà phát triển có thể lập trình và tùy biến token theo mục đích đích và nhu cầu của bản thân và đồng thời cũng cho phép các token theo tiêu chuẩn ERC20 được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
- Khả năng bảo mật an toàn cực cao nhờ khả năng tương tác với các hợp đồng thông minh từ đó đảm bảo được tính bất biến, minh bạch và phi tập trung vốn có của công nghệ blockchain Ethereum.
- Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền tảng blockchain Ethereum mà các token theo tiêu chuẩn ERC20 hiện đã và đang xuất hiện ở rất nhiều nơi, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư mua bán và trao đổi.
Nhược điểm
- Nền tảng blockchain Ethereum nổi tiếng với việc yêu cầu phí Gas đắt đỏ cho mỗi giao dịch được thực hiện, từ đấy kéo theo những hạn chế nhất định khi các nhà đầu tư muốn thực hiện những token theo tiêu chuẩn ERC20.
- Một nhược điểm lớn của blockchain Ethereum đó là khả năng mở rộng kém, điều này gây nên ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động giao dịch và trao đổi các token theo tiêu chuẩn ERC20, làm cho nhu cầu thực hiện giao dịch các token theo tiêu chuẩn này giảm đi đáng kể.
- Tiềm ẩn một số nguy cơ lừa đảo đến từ những nhà phát triển xấu do việc khởi tạo một token theo tiêu chuẩn ERC20 tương đối dễ dàng, là tiền đề để tạo nên những token vô giá trị với mục đích lừa đảo những nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm
Tiêu chuẩn ERC20 có thể ứng dụng cho việc gì?

Tạm gác lại những ưu nhược điểm của tiêu chuẩn ERC20, ở thời điểm hiện tại đây là một tiêu chuẩn token được ứng dụng trong rất nhiều công việc như:
- Stablecoin: Là những token được neo theo giá trị của một loại tài sản nhất định nào đó có thể là USD, EUR, vàng, bạc,…
- Token chứng khoán: Là những token có cách hoạt động gần giống như Stablecoin nhưng sẽ đại diện cho các tài sản như chứng khoán và cổ phiếu nhất định.
- Token tiện ích: Là những token được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau trên một nền tảng dự án bất kỳ được xây dựng trên công nghệ blockchain Ethereum.
- Token quản trị: Những token đặc biệt, được sử dụng để tham gia vào công việc biểu quyết cho một tổ chức hoặc một dự án bất kỳ.
Ngoài ra nếu bạn là một nhà đầu tư và muốn tìm kiếm một nơi để giao dịch tiền điện tử an toàn và bảo mật, có thể thử xem qua Top sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Việt Nam.
Kết luận
Cuối cùng, chúng ta cũng đã cùng nhau tìm hiểu cho toàn bộ những nội dung tổng quan và dễ hiểu nhất về tiêu chuẩn ERC20. Hy vọng bạn thấy những nội dung lần này là bổ ích và xin hẹn gặp lại bạn trong những nội dung kiến thức về crypto khác tại Kênh Bitcoin nhé.

Tôi là Tuấn Jonh, hiện đang là BD (Business Development) tại Kênh Bitcoin. Là người xác định và tiềm kiếm cơ hội đầu tư, tôi mong muốn là cầu nối hợp tác giữa Kênh Bitcoin và các cá nhân tổ chức tài chính trên thị trường.
Email: tuanjonh@kenhbitcoin.com