Nếu bạn thắc mắc USDC là gì thì đây là bài viết dành cho bạn. USDC là một loại tiền mã hóa được xếp vào nhóm stablecoin. Được ra mắt vào tháng 9 năm 2018, USDC đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm từ nhiều nhà đầu tư và trader yêu thích tính ổn định.
Vậy thực chất USDC là gì mà lại thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư và trader đến vậy? Hãy cùng khám phá trong bài viết này với Kênh Bitcoin nhé!
USDC là gì?
USDC là một loại stablecoin có giá trị được đảm bảo 1:1 bằng tiền pháp định, cụ thể là đô la Mỹ. Mỗi đồng USD coin đang lưu thông trên thị trường đều có thể đổi lấy 1 USD tiền mặt hoặc các tài sản tương đương như trái phiếu Kho bạc ngắn hạn do Circle – công ty phát hành USDC quản lý.
USDC được ra mắt lần đầu vào tháng 5 năm 2018 và chính thức xuất hiện vào tháng 9 cùng năm nhờ vào Centre – một liên doanh giữa Circle, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán ngang hàng, và sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase.
Tương tự như các stablecoin khác, USDC được thiết kế để trở thành một tài sản đầu tư an toàn, ít biến động hơn so với Bitcoin và Ethereum, cũng như làm phương tiện trao đổi giữa tiền pháp định và tiền mã hóa.
USDC đã khẳng định vị trí của mình như một trong những stablecoin hàng đầu trong thị trường tiền mã hóa khi được sử dụng làm phương tiện trao đổi trên nhiều blockchain khác nhau như Ethereum, Polygon, Solana, Avalanche, TRON,… Tính đến ngày 01/12/2023, tổng vốn hóa thị trường của USDC đạt 24,5 tỷ USD, đứng thứ hai sau Tether (USDT) với tổng vốn hóa 89,2 tỷ USD trong phân khúc stablecoin.
USDC hoạt động ra sao?
Khác với các đồng tiền ảo như Bitcoin hay Ethereum, USDC không được tạo ra thông qua quá trình khai thác hoặc staking. Mỗi khi có một USDC mới được phát hành, điều này xảy ra khi người dùng và doanh nghiệp chuyển tiền mặt hoặc tài sản được chính phủ Hoa Kỳ đảm bảo vào tài khoản của Circle.
Khi USDC mới được sản xuất, số tiền USD tương ứng sẽ được Circle giữ dưới dạng tiền mặt và trái phiếu Kho bạc ngắn hạn của Mỹ để đảm bảo rằng tỷ giá của USDC giữ nguyên ở mức 1:1 so với USD.
Khác với những loại stablecoin khác, tổ chức phát hành USDC có trách nhiệm đảm bảo tính minh bạch cao và làm việc với nhiều tổ chức tài chính để duy trì đủ lượng dự trữ bằng tiền tệ pháp định hoặc tài sản tương đương. Các đối tác và sàn giao dịch phát hành USDC có nghĩa vụ thường xuyên báo cáo về số lượng USD mà họ nắm giữ, và các thông tin này được công bố bởi Grant Thornton LLP.
Ưu và Nhược điểm của USDC là gì
- Ưu điểm: USDC được bảo đảm hoàn toàn bởi tiền tệ fiat và các tài sản giá trị tương đương. Cơ chế giữ tỷ lệ Peg của stablecoin này rất đơn giản, ổn định và dễ dàng hoạt động ngay cả trong những điều kiện thị trường khó khăn.
- Nhược điểm: Rủi ro lớn nhất của các stablecoin có tài sản đảm bảo bằng fiat nằm ở vấn đề “Phân cấp”. Đối với USDC, cần có các khoản dự trữ bên ngoài chuỗi. Quỹ này được kiểm soát bởi một nhóm nhỏ giám sát viên, do đó người dùng buộc phải đặt niềm tin vào sự trung thực của những người này.
So sánh giữa USDC và USDT
Sự tương đồng
Cả USDC và USDT đều là stablecoin được đảm bảo bằng fiat. Chúng đều được hỗ trợ 100% bởi tiền tệ fiat và các tài sản tương đương có thể dễ dàng chuyển đổi sang fiat khác. Hơn nữa, quy trình quản lý và giám sát của chúng cũng tương tự nhau.
Sự khác biệt
Cơ quan phát hành và giám sát: USDC do Circle phát hành. USDT do Tether phát hành.
Cách thức đổi (redeem) khác nhau: USDT chỉ cho phép các tổ chức như: nhà tạo lập thị trường, bàn giao dịch OTC, bàn giao dịch,… thực hiện việc redeem. Trong khi đó, USDC có thể được redeem bởi bất kỳ ai đã hoàn thành quy trình KYC và AML của Circle.
Dự trữ của USDC và USDT: 100% USDC được đảm bảo bằng tiền mặt và tín phiếu Kho bạc Mỹ. Trong trường hợp của USDT, 75.85% USDT được đảm bảo bằng tiền mặt và các tài sản tương đương tiền, cùng với các giấy tờ thương mại; trong khi đó, 24.15% còn lại bao gồm trái phiếu, khoản nợ có đảm bảo và các khoản đầu tư khác.
Người dùng có thể thực hiện giao dịch USDC ở đâu?
Người dùng có khả năng giao dịch USDC trên nền tảng của Circle hoặc gần như tất cả các sàn giao dịch tập trung hỗ trợ đồng USD coin như Binance, Coinbase, Huobi, MEXC, Kraken,…
Nếu bạn muốn giao dịch đồng USDC an toàn, có thể tham khảo danh sách Top sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Việt Nam.
Làm thế nào để tạo ra thu nhập thụ động từ USDC?
Người dùng có thể kiếm thu nhập thụ động từ USDC thông qua các phương thức sau:
- Staking: Người dùng có khả năng tham gia staking USDC trên các nền tảng CeFi như Binance, OKX, Nexo,… để thu về lãi suất APR linh hoạt hoặc cố định. Bên cạnh đó, người dùng cũng có thể tham gia staking trên những nền tảng DeFi như PancakeSwap, Aave,… với APY thay đổi theo điều kiện thị trường.
- Lending: Người dùng có thể cho vay USDC trên các nền tảng CeFi như Binance, OKX, Nexo,… để nhận được lãi suất APR linh hoạt. Ngoài ra, người dùng còn có thể thực hiện lending trên các nền tảng DeFi như Aave, Compound Finance với APY thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thị trường.
- Farming: Người dùng có thể tham gia farming với vai trò là Nhà cung cấp thanh khoản (LP) tại các nền tảng DeFi. Người dùng có thể gửi USDC vào các pool thanh khoản và nhận lợi nhuận dựa trên mức APR linh hoạt tùy theo tình hình thị trường.
Tạm kết
Tổng quan USDC hiện đang là một trong những stablecoin nổi bật và giữ vai trò quan trọng trong việc được sử dụng như phương tiện thanh toán toàn cầu. Qua bài viết này từ Kênh Bitcoin, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về khái niệm USDC là gì, cơ chế hoạt động cũng như các thông tin cập nhật mới nhất liên quan đến USDC.
Tôi là Henry Vũ, hiện đang là Marketer của Kênh Bitcoin. Là người chịu trách nhiệm về truyền thông và quảng bá nội dung của Kênh Bitcoin đến các đọc giả một cách nhanh chóng và chính xác.
Email: [email protected]