Proof-of-Stake (PoS) là một thuật toán đồng thuận được sử dụng để xác thực giao dịch cũng như hình thành các khối mới cho mạng lưới blockchain. Điểm khác biệt ở thuật toán này là cho phép các miner có thể thực hiện xác thực thông qua số lượng tài sản mà họ đang nắm giữ.
Thuật toán Proof-of-Stake (PoS) có phải rất thú vị hay không? Và để biết nhiều hơn về nó xin mời bạn theo dõi các nội dung sau từ Kênh Bitcoin.
Proof-of-Stake (PoS) là gì?
Proof-of-Stake (PoS) được dịch ra là bằng chứng cổ phần, đây là một thuật toán đồng thuận được triển khai và vận hành trên mạng lưới blockchain. Theo đó PoS được sử dụng để để xác thực giao dịch cũng như hình thành các khối mới cho mạng lưới tương tự như một thuật toán khác là Proof-of-Work (PoW) hoạt động cho blockchain Bitcoin.
Tuy nhiên điểm thú vị làm nên sự khác biệt giữa Proof-of-Stake và Proof-of-Work đó là cách mà các miner (thợ đào) có thể xác thực giao dịch và tạo khối mới cho blockchain:
- Proof-of-Work: Yêu cầu phải thực hiện các tính toán phức tạp để xác thực giao dịch và khởi tạo khối mới.
- Proof-of-Stake: Quyền xác thực được lựa chọn dựa trên số lượng tài sản mà một miner đang nắm giữ hoặc staking trong mạng lưới.
Bên trên chỉ là số ít những điểm khác biệt giữa hai thuật toán đồng thuận này, để tìm hiểu thêm xin mời bạn theo dõi những phần nội dung tiếp theo.
Proof-of-Stake (PoS) vận hành thế nào?
Để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc theo dõi cách thức vận hành của thuật toán Proof-of-Stake, sau đây chúng tôi sẽ chia nhỏ quá trình này thành từng phân đoạn cụ thể:
- Nắm giữ token: Đây không thực sự là một bước vận hành cụ thể nhưng để một người dùng bất kỳ có thể được lựa chọn trở thành một node trong quá trình đồng thuận yêu cầu phải sở hữu số lượng token tối thiểu mà blockchain yêu cầu và stake token vào mạng lưới.
- Lựa chọn node: Với những cá nhân đáp ứng đủ yêu cầu sẽ được tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên để trở thành một node trong quá trình đồng thuận.
- Xác thực giao dịch: Các node được lựa chọn tiến hành xác thực giao dịch, nếu giao dịch được xác thực chính xác thì thêm chúng vào khối mới được tạo ra.
- Khởi tạo khối mới: Khi các node đã đồng thuận về một giao dịch, một khối mới được khởi tạo trên mạng lưới
- Cập nhật khối được tạo: Các khối mới được tạo ra sẽ được cập nhật và thông báo cho các node đã tham gia vào quá trình xác thực.
- Trao thưởng: Phần thưởng được trao đến các node tham gia tương ứng với số lượng token mà họ đã stake vào mạng lưới.
Ưu nhược điểm của Proof-of-Stake (PoS)
Ưu điểm
- Tiết kiệm đáng kể năng lượng tiêu thụ cũng như chi phí đầu tư thiết bị do không yêu cầu các miner phải thực hiện các tính toán phức tạp.
- Cho phép nhiều người tham gia vào hơn, thúc đẩy tính phân quyền và hạn chế đáng kể tình trạng tập trung hóa.
- Đảm bảo tính an toàn do những người tham gia xác thực được khuyến khích làm việc vì lợi ích của mạng lưới và của chính họ.
- Cải thiện khả năng mở rộng cùng tốc độ thực hiện giao dịch do có thể xử lý được nhiều giao dịch cùng một lúc hơn.
Nhược điểm
- Tập trung quá nhiều vào các đối tượng đang nắm giữ một lượng lớn các token thuộc mạng lưới, ảnh hưởng đến tính chất phi tập trung.
- Dễ bị tấn công Sybil, một hình thức mà những kẻ tấn công sẽ tạo ra các danh tính giả để chiếm quyền kiểm soát mạng lưới.
- Các đối tượng được lựa chọn tham gia xác thực có thể thông đồng để thao túng mạng vì lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến kinh tế của mạng lưới.
- Có độ phức tạp tương đối cao nên có thể sẽ gây nên rất nhiều vấn đề đối với những người mới hoặc không có nhiều kiến thức liên quan.
Proof-of-Stake có gì khác Proof-of-Work?
Bây giờ chúng ta hãy đi sâu hơn vào việc so sánh những điểm khác biệt giữa thuật toán đồng thuận là Proof-of-Stake và Proof-of-Work thông qua bảng sau đây:
Tính năng so sánh | Proof-of-Stake | Proof-of-Work |
Cách vận hành | Yêu cầu các miner phải thực hiện các tính toán phức tạp để xác thực giao dịch và khởi tạo khối mớ | Quyền xác thực được lựa chọn dựa trên số lượng tài sản mà một miner đang nắm giữ hoặc staking trong mạng lưới |
Yêu cầu để vận hành | Yêu cầu các thiết bị có khả năng tính toán mạnh cũng như tiêu hao nhiều năng lượng | Không yêu cầu các thiết bị có khả năng tính toán mạnh, tiêu hao rất ít năng lượng |
Tốc độ xử lý | Phụ thuộc nhiều vào khả năng tính toán của miner | Tốc độ nhanh do các miner chỉ có vai trò xác thực, không cần phải tính toán |
Tính bảo mật | Có độ bảo mật cao | Dễ bị tấn công |
Tính phân cấp đồng thuận | Có thể bị phân cấp đồng thuận | Tính phân tán được đảm bảo |
Lời kết
Đến được đây cũng có thể xem như là toàn bộ những gì mà chúng tôi có thể tổng hợp và chia sẻ đến bạn về khái niệm Proof-of-Stake (PoS). Hy vọng bạn thấy thích nội dung lần này và xin hẹn gặp lại trong những nội dung kiến thức về crypto khác tại Kênh Bitcoin.
Tôi là Tuấn Jonh, hiện đang là BD (Business Development) tại Kênh Bitcoin. Là người xác định và tiềm kiếm cơ hội đầu tư, tôi mong muốn là cầu nối hợp tác giữa Kênh Bitcoin và các cá nhân tổ chức tài chính trên thị trường.
Email: [email protected]