Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ RPC là gì chưa? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu sâu hơn về công nghệ blockchain, thì RPC là một khái niệm không thể bỏ qua.
Trong bài viết này, Kênh Bitcoin sẽ cùng bạn khám phá khái niệm RPC là gì, vai trò và tầm quan trọng của nó trong Blockchain.
RPC là gì?
RPC (Remote Procedure Call) trong Blockchain đề cập đến một bộ các giao thức và giao diện mà người dùng có thể sử dụng để tương tác với hệ thống blockchain.
Một cách giải thích đơn giản hơn là nó giống như một cổng giúp cho các nhà phát triển, ứng dụng Web3 và ví tiền điện tử giao tiếp thuận lợi hơn với các hệ thống Blockchain từ xa.
Thông qua RPC, người dùng có khả năng truy vấn thông tin liên quan đến Blockchain (ví dụ như số block, các block…), cho phép chúng ta đọc dữ liệu trên blockchain và thực hiện các giao dịch gửi đến các mạng.
Hiện tại, dịch vụ RPC trở thành công nghệ phổ biến trong phát triển dApp, nhất là khi ngày càng có nhiều EVM Chain được ra mắt.
Ứng dụng của RPC trong Crypto
Dưới đây là 3 ứng dụng phổ biến của RPC trong lĩnh vực Crypto:
Truy vấn dữ liệu blockchain mà không cần truy cập vào nút riêng
Khi phát triển ứng dụng trên các Blockchain, các lập trình viên cần có quyền truy cập vào nhiều loại thông tin khác nhau từ Blockchain như; số block, kết nối với node, giao dịch tài sản và dữ liệu lịch sử của blockchain.
Họ có thể gửi yêu cầu đến blockchain mong muốn bằng định dạng JSON và nhận lại thông tin cần thiết. Để thực hiện điều này, các lập trình viên có vài lựa chọn, nhưng cách đơn giản và nhanh chóng nhất để có được quyền truy cập ngay lập tức vào các blockchain là sử dụng dịch vụ RPC.
Đơn giản hóa quy trình phát triển ứng dụng trên Blockchain
Lớp RPC rất có ích cho việc phát triển các ứng dụng trên nền tảng Blockchain vì nó giúp giảm bớt đáng kể khối lượng công việc cho các lập trình viên.
Chẳng hạn, nếu bạn muốn người dùng có thể kiểm tra số dư tiền điện tử từ một ví khác trên trang web dự án mới của bạn, bạn không cần phải tạo ra một ví mới. Thay vào đó, bạn chỉ cần xây dựng một API để tương tác với ví của người dùng, nhằm tìm ra những gì mà người dùng đang sở hữu và hiển thị chúng trên giao diện trang web của bạn.
Chạy lệnh Calls để thu thập nhiều thông tin từ Blockchain
Các lập trình viên có khả năng sử dụng lệnh Calls để thực hiện các nhiệm vụ như mã hóa ví, chuyển đổi đối tượng JSON thành dữ liệu dễ hiểu cho con người, xác định kích thước khối hiện tại, tạo địa chỉ đa chữ ký… Đây là những thông tin thiết yếu mà những người xây dựng cần để phát triển nền tảng và dịch vụ blockchain riêng của họ.
Tầm quan trọng của RPC trong Blockchain là gì?
Các ứng dụng phi tập trung (dApp) cần có phương thức để giao tiếp với các blockchain. Nếu không có cách giao tiếp, dApp sẽ không thể truy cập dữ liệu và thực hiện giao dịch trên blockchain mà chúng hoạt động.
Giao thức RPC hỗ trợ các dịch vụ như MetaMask và những ứng dụng Web 3.0 khác trong việc kết nối với thông tin từ nhiều blockchain khác nhau. Nhờ có RPC, chúng có khả năng tự động tương tác với dữ liệu trên blockchain và thực hiện các hoạt động như giao dịch ví tiền điện tử. Nó cũng cho phép mọi người kết nối với nút blockchain để phát triển các ứng dụng phi tập trung (dApp).
Trong bối cảnh hiện nay, khi các Blockchain L1 xuất hiện ngày càng nhiều, nhu cầu sử dụng RPC để kết nối với các Blockchain ngày càng gia tăng. Do đó, RPC trở thành một công cụ thiết yếu mà các nhà phát triển blockchain cần tận dụng để xây dựng các ứng dụng và dự án phi tập trung.
Các hạn chế chính của RPC node
- Điểm đơn lỗi: Nếu RPC node gặp sự cố hoặc offline, các ứng dụng phụ thuộc vào nó sẽ không thể tương tác với blockchain. Việc phụ thuộc vào một điểm duy nhất có thể tạo ra điểm tập trung hóa, trái ngược với tinh thần phi tập trung của blockchain.
- Bảo mật: RPC node có thể trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công như DDoS, khai thác lỗ hổng bảo mật để đánh cắp thông tin hoặc thao túng dữ liệu. Nếu không được bảo mật đúng cách, thông tin nhạy cảm như private keys có thể bị lộ.
- Hiệu suất: Khi lượng truy vấn tăng cao, RPC node có thể bị quá tải, dẫn đến chậm trễ trong việc xử lý các yêu cầu. Khoảng cách địa lý giữa RPC node và người dùng có thể gây ra độ trễ trong việc truyền dữ liệu.
- Chi phí: Để duy trì một RPC node ổn định, cần đầu tư vào phần cứng, băng thông và điện năng. Việc cập nhật phần mềm, bảo trì hệ thống và xử lý sự cố cũng tốn kém.
- Tính phức tạp: Cấu hình một RPC node đòi hỏi kiến thức chuyên sâu về blockchain và các công cụ liên quan. Việc quản lý và giám sát một RPC node đòi hỏi sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm.
Một số kinh nghiệm và lưu ý khi tùy chỉnh RPC cho các EVM chain
Khi tìm hiểu một Blockchain mới, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm ví hỗ trợ lưu trữ token trên hệ sinh thái đó.
Nếu như địa chỉ ví bắt đầu bằng 0x…, thì đó có thể là EVM Chain. Bạn có thể sử dụng tính năng Custom Network để tự cấu hình RPC trên Metamask nhằm kết nối và sử dụng các Dapp của Blockchain đó.
Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tham gia các sàn giúp bạn giao dịch tiền điện tử an toàn, có thể tham khảo danh sách sàn tiền điện tử uy tín mà Kênh Bitcoin giới thiệu: https://kenhbitcoin.net/san-giao-dich-tien-dien-tu-lon-nhat-viet-nam/.
Các thông tin cần thiết khi tùy chỉnh RPC là gì?
Khi tùy chỉnh RPC, bạn cần cung cấp các thông tin sau:
- New RPC URL: Địa chỉ của node RPC mà bạn muốn kết nối.
- Chain ID: Một số nguyên duy nhất xác định một blockchain cụ thể.
- Symbol: Biểu tượng của token gốc trên blockchain đó.
- Block Explorer URL: Địa chỉ của trình khám phá khối để xem các giao dịch và thông tin khác.
Các bước tùy chỉnh RPC
- Tìm thông tin RPC: Bạn có thể tìm thông tin RPC của một blockchain cụ thể trên các trang web chính thức của dự án, các diễn đàn, hoặc các công cụ như Chainlist.
- Thêm mạng tùy chỉnh: Hầu hết các ví như MetaMask đều cung cấp tính năng thêm mạng tùy chỉnh. Bạn chỉ cần điền các thông tin đã tìm được vào form và lưu lại.
- Kiểm tra kết nối: Sau khi thêm mạng, hãy thử thực hiện một giao dịch nhỏ để kiểm tra xem kết nối có ổn định hay không.
Kết luận
RPC cùng với các nút RPC là những yếu tố quan trọng trong hệ sinh thái blockchain. Chúng giúp duy trì sự liên lạc mượt mà giữa các blockchain khác nhau và các ứng dụng Web3, đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hoạt động của blockchain và tăng cường sự tương tác giữa các mạng, ứng dụng cũng như người dùng.
Mong rằng qua bài viết trên từ Kênh Bitcoin bạn đã nắm được RPC là gì. Hãy thường xuyên truy cập website để tìm hiểu các kiến thức về crypto bạn nhé.
Tôi là Henry Vũ, hiện đang là Marketer của Kênh Bitcoin. Là người chịu trách nhiệm về truyền thông và quảng bá nội dung của Kênh Bitcoin đến các đọc giả một cách nhanh chóng và chính xác.
Email: [email protected]