Bạn đã nghe nói về thuật ngữ Blob là gì chưa? Đây là một khái niệm hoàn toàn mới, được giới thiệu trong những nâng cấp gần đây của Ethereum.
Vậy Blob là gì và nó sẽ mang lại những ảnh hưởng như thế nào đến mạng lưới Ethereum? Hãy cùng Kênh Bitcoin tìm hiểu ngay!
Blob là gì?
Blob là một dạng bộ nhớ có giá trị thấp và tạm thời, được sử dụng để lưu trữ thông tin về giao dịch trên Ethereum, được gọi là “blob-carrying transactions.” Những blob này được thiết kế nhằm nâng cao hiệu suất trong việc xác thực các giao dịch.
Thay vì phải kiểm tra từng giao dịch trong một khối, mạng Ethereum chỉ cần xác nhận rằng blob liên kết với khối đó chứa đúng thông tin cần thiết.
Các giao dịch trong những khối mang theo blob thường có liên quan đến các mạng Layer 2, như Optimism, nơi mà dữ liệu được lưu trữ trên Ethereum để chia sẻ trong bối cảnh bảo đảm an ninh. Tính chất tạm thời của blobs giúp chúng không chiếm giữ không gian vĩnh viễn trên mạng Ethereum.
Nhờ vào phương pháp này, blobs hoạt động như một công cụ tối ưu hóa quy trình xác thực giao dịch và hỗ trợ cải thiện hiệu suất của mạng Ethereum, đặc biệt khi liên quan đến các giao dịch từ các mạng Layer 2.
Nguồn gốc hình thành của Blob là gì?
EIP-4844, hay còn gọi là Proto-Danksharding, là một đề xuất quan trọng trên nền tảng Ethereum, nhằm mục tiêu giảm chi phí đăng tải các gói giao dịch cho giao thức rollup thông qua việc giới thiệu một định dạng giao dịch mới mang tên “blob” (đối tượng lớn nhị phân), từ đó giúp giảm phí giao dịch cho người dùng Layer 2.
Sự ra đời của blob xuất phát từ nhu cầu khắc phục một số vấn đề kỹ thuật và chi phí liên quan đến việc lưu trữ dữ liệu cho các giao thức rollup.
Hiện nay, hầu hết các giao thức Rollup dựa vào Ethereum làm lớp sẵn có dữ liệu (DA), trong đó sequencer của rollup phụ trách việc sắp xếp thứ tự giao dịch và gửi chúng lên Ethereum dưới dạng calldata.
Tuy nhiên, vấn đề phát sinh khi những gói dữ liệu trong calldata được lưu trữ vĩnh viễn trên mạng lưới Ethereum và không thể thay đổi. Điều này dẫn đến hiện tượng tăng trưởng trạng thái, khi dữ liệu giao dịch ngày càng lớn, gây áp lực lên khả năng lưu trữ của các node Ethereum.
Để khắc phục vấn đề này, EIP-4844 đã giới thiệu blob, một dạng dữ liệu lớn tạm thời, nhằm giảm bớt áp lực về lưu trữ trên Ethereum và hạ thấp chi phí giao dịch. Blob giữ vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa khả năng mở rộng của các rollup và là bước khởi đầu trong quá trình tiến tới Fully Danksharding.
Blob đã được thử nghiệm trên mạng devnet vào tháng 8 năm 2022 và dự kiến sẽ được triển khai trên mạng mainnet của Ethereum vào quý 1 năm 2024, đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng cấp và cải thiện khả năng mở rộng của hệ thống Ethereum.
Nếu bạn đang tìm nơi giao dịch ETH an toàn, có thể tham khảo danh sách Top sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất Việt Nam.
Blob hoạt động ra sao?
Trong bản nâng cấp EIP-4844 của Ethereum, Blob đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp không gian lưu trữ chuyên biệt cho các rollup nhằm xuất bản dữ liệu giao dịch. Dưới đây là cách mà blob hoạt động trong bản nâng cấp này:
- Lưu trữ tạm thời: Blob được thiết kế để nâng cao hiệu suất của rollup bằng cách giảm bớt áp lực lưu trữ. Dữ liệu từ blob sẽ được lưu trữ tạm thời trên lớp đồng thuận của Ethereum và sau đó sẽ bị xóa sau một khoảng thời gian nhất định, cụ thể là khoảng 18 ngày (tương đương với 4,096 epoch).
- Kích thước của blob và phí gas: Mỗi blob có dung lượng khoảng 128 kB. Ethereum tạo ra một thị trường phí gas riêng cho các giao dịch blob, không phụ thuộc vào thị trường phí gas tiêu chuẩn theo quy định của EIP-1559.
- Thị trường phí gas cho dữ liệu của Blob: Blob sẽ có một thị trường phí gas riêng, giúp xác định giá trị của các giao dịch blob dựa trên mối quan hệ cung cầu. Tài nguyên dữ liệu blob được bán theo đơn vị nguyên, với mức tiêu chuẩn là 3 blob mỗi block (tương đương với 384 kB) và tối đa là 6 blob mỗi block (tương đương với 768 kB).
- Biến động giá blob: Giá của blob có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình cung cầu. Khi số lượng blob sử dụng vượt quá 3, giá của blob tiếp theo sẽ tăng 12.5%. Ngược lại, nếu số lượng blob sử dụng nhỏ hơn hoặc bằng 3, giá blob sẽ giảm 12.5%.
- Lựa chọn xuất bản: Rollup có khả năng lựa chọn cách xuất bản giao dịch dưới dạng calldata bằng cơ chế phí một chiều (theo EIP-1559) hoặc dưới dạng blob bằng cơ chế phí hai chiều (kết hợp giữa EIP-1559 và EIP-4844).
Ý nghĩa của Blob đối với Ethereum trong tương lai
Blob đóng vai trò thiết yếu trong việc cải thiện khả năng mở rộng của Ethereum bằng cách giảm thiểu khối lượng công việc và chi phí liên quan đến lưu trữ dữ liệu trên mạng:
- Tăng tốc độ xử lý và giảm chi phí: Blob giúp hạn chế khối lượng công việc cần thiết để duy trì dữ liệu trên mạng Ethereum. Điều này dẫn đến việc tăng tốc độ xử lý và giảm thiểu chi phí liên quan đến lưu trữ dữ liệu, đặc biệt là ở các mạng Layer 2.
- Tạo ra thị trường phí riêng cho Blobs: Khi EIP-4844 được triển khai, sẽ có hai thị trường phí khác nhau, một dành cho thực thi Layer 1 và một cho blobs. Vì blobs không thuộc về thị trường phí hiện tại của Ethereum, nên điều này giúp giữ cho mức phí của blobs không bị ảnh hưởng bởi tình trạng quá tải của mạng Ethereum, từ đó đảm bảo mức phí thấp ngay cả khi mạng phải chịu nhiều áp lực.
- Hỗ trợ cho mạng Layer 2: Sau khi EIP-4844 được áp dụng, các mạng Layer 2 cũng sẽ cần cập nhật để hỗ trợ blobs. Điều này có thể giúp tối ưu hóa quy trình lưu trữ dữ liệu trên các mạng Layer 2, đồng thời duy trì môi trường lưu trữ linh hoạt và hiệu quả hơn.
- Ngăn ngừa tình trạng quá tải trên mạng Ethereum: Việc tạo ra một thị trường phí riêng cho blobs mà không bị ảnh hưởng bởi tình trạng quá tải của mạng Ethereum giúp tránh được việc tăng đột ngột của phí giao dịch, đặc biệt trong những thời điểm mà mạng đang gặp phải áp lực lớn.
Tạm kết
Nhờ sự kết hợp giữa Blob và các nâng cấp khác, Ethereum đang làm việc để xử lý khối lượng giao dịch tăng cao và duy trì hiệu suất trong tương lai. Mong rằng với phần nội dung trên, bạn đã hiểu qu Blob là gì và các ảnh hưởng của nó đến với Ethereum trong tương lai.
Tôi là Henry Vũ, hiện đang là Marketer của Kênh Bitcoin. Là người chịu trách nhiệm về truyền thông và quảng bá nội dung của Kênh Bitcoin đến các đọc giả một cách nhanh chóng và chính xác.
Email: [email protected]